5 CHIẾN LƯỢC KINH DOANH KINH ĐIỂN TRÊN THƯƠNG TRƯỜNG (PHẦN 2)
2. Follower – Người theo sau:
Tiêu biểu cho phân khúc này là SYM, rõ ràng mọi người đều thấy từ Attila Victoria cho đến Attila Elizabeth rồi Shark, Skyride lần lượt rất giống về kiểu dáng so với Honda Spacy, Piaggio Vespa LX, Honda SH, AirBlade. Không sáng tạo, nhắm đến phần đông túi tiền bình dân hơn, là chìa khóa thành công giúp xe của SYM tràn ngập thị trường.
Chúng ta khó có thể nghĩ ra công nghệ hay sản phẩm gì hoàn toàn mới mà Thế giới chưa ai làm. Vì vậy sao chép không có gì là xấu, hãy sao chép nhưng thừa hưởng tinh hoa và tinh chỉnh thành nét riêng của mình.
Kể cả những cái tên rất thành công như trò chơi Candy Crush, Hay Day cũng “mượn” ý tưởng có sẵn.
3. Niche – Thị trường ngách:
Facebook là mạng xã hội số 1 Thế Giới nhưng không có nghĩa “không có cửa” để ta làm mạng xã hội nữa. Minh chứng là từ Twitter, LinkedIn thậm chí những cái tên ra đời ngay thời điểm hoàng kim của Facebook như Pinterest, Instagram, Foursquare, Path… Nhất là Path, đi một cái ngách mà Facebook thèm muốn vì đánh trúng tim đen của ông trùm mạng xã hội.
Nếu có một lần bạn đi ngang một cửa hàng bán quần áo cho người quá khổ (big size), chắc hẳn bạn lẩm bẩm “Trời ơi bao nhiêu là đồ thời trang đẹp ngời ngời không bán!” nhưng họ sẽ thành công vì ai cũng nghĩ họ điên và những người quá khổ chỉ biết tìm đến những nơi như thế này để trang điểm cho bản thân.
Đặc thù của Niche là thị trường rất nhỏ, đặc thù và khó khăn lớn nhất là khi gần như bạn đã “thôn tính” hết thị trường thì cũng khó làm thị trường phình to thêm để gia tăng doanh thu, có thể gọi là nó rơi vào trạng thái “bão hòa”.
4. Fake – Hàng “nhái”:
Nước hoa, mắt kính và đồng hồ là ba trong số những thứ khó phân biệt thật giả nhất.
Trong 4 chiến lược được học trên ghế nhà trường thì chiến lược này có vẻ thấp hèn nhất vì chủ yếu đi “ăn cắp” trí tuệ của người khác một cách trắng trợn chứ không phải học hỏi tinh hoa để tạo sản phẩm tốt hơn.
Có một dạo, các hãng thời trang nổi danh của Ý là chiến lược càn quét hàng giả rất mạnh tay, lấy tiền phạt để quyên góp cho các tổ chức từ thiện nên chiến dịch này của họ rất được cổ súy.
5. Parasitic – Ký sinh:
Bạn không thể sản xuất iPhone 5S đâu. Nhưng chỉ cần bán bao da, ốp lưng cũng đủ là một thị trường màu mỡ. Cũng như, bạn không sản xuất được xe máy Air Blade thì bán các đồ chơi inox, dán keo trong.
Đi theo chiến lược này, hãy tìm sản phẩm ở vị trí top của thị trường (như iPhone chẳng hạn) và khai thác xem : Bao da, ốp lưng ngoài việc chống trầy còn giúp bạn trang trí hoặc thể hiện cá tính. Thậm chí những bộ vỏ mạ vàng, đính kim cương còn là món trang sức xa xỉ.
Hãy nghĩ ra một parasitic và nhất định nó đem lại giá trị gì mà không ảnh hưởng giá trị gốc chứ không có đế tản nhiệt thì laptop chẳng sao, chưa kể có đế tản nhiệt, pin laptop mau “chết” hơn vì nguồn phải hoạt động công suất gấp đôi.
Bạn không đủ tài hoa để làm Leader. Không đủ lực để làm Follower và ghét fake, vậy thì chọn Parasitic đi vì Niche không dễ kiếm.
Quốc gia làm Parasitic tốt nhất là Trung Quốc vì cùng một sản phẩm, họ bao thầu cả thị trường toàn cầu. Thậm chí, chỉ cần bán nội địa họ có đến hơn 1 tỷ khách hàng.
Chiến lược kinh doanh này khá thú vị vì đầu tư không quá nhiều, đòi hỏi nhạy bén chứ không cần quá tài hoa. Lưu ý, dễ làm thì sẽ sớm trở thành đại dương đỏ, vì vậy cần nhạy bén (lại là nhạy bén) với những kẻ theo sau mình để lại nhanh chóng chuyển mình nhiều lần nữa.
ThS. Đặng Thanh Dũng – Khoa QTKD